CÁCH TÍNH CPM CHÍNH XÁC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CPM
Cách tính CPM hỗ trợ người chạy quảng cáo nắm bắt được chi tiêu và đề ra chiến lược cho chiến dịch của mình. CPM là một định nghĩa được sử dụng nhiều trong ngành marketing và chạy Ads. CPM ảnh hưởng lớn đến hiệu suất của chiến dịch và lãi của doanh nghiệp cần được quảng cáo. Trong bài viết này, VTT AGENCY sẽ hướng dẫn bạn tính CPM chuẩn xác nhất và những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này.
I. CPM là gì?
CPM là viết tắt của cụm từ cost per mille. Từ mille trong tiếng latinh có nghĩa là ngàn. CPM được hiểu là giá trị phần ngàn cost‰ hay còn được biết đến với tên cost per thousand (CPT).
CPM là một loại cách tính tiền chạy quảng cáo trên internet hiện nay. Số tiền ứng với 1 CPM thể hiện chi phí phải trả cho 1000 lần hiển thị. Nhờ các tính đơn giản và 1000 lần hiển thị là con số phù hợp để tính toán chi tiêu nên CPM trở thành một loại tiêu chuẩn, định nghĩa mặc định của ngành quảng cáo. Các nền tảng sử dụng loại thanh toán này là Google, Facebook, Adsense, Youtube,…
II. Cách tính CPM như thế nào?
Cách tính CPM khá đơn giản, người chạy quảng cáo có thể thực hiện mà không cần nhờ đến máy tính. Công thức tính là bằng (tổng số tiền : tổng lượt hiển thị) x 1000. Ví dụ, số tiền đặt quảng cáo là 50.000 đồng và số lượt hiển thị là 5.000 thì CPM là (50.000 : 5.000) x 1000 = 10.000 đồng.
Ngoài ra, người dùng có thể hiểu được ý nghĩa khi nhìn vào chỉ số CPM. Ví dụ, giả sử hệ thống chạy quảng cáo thông báo cho quản trị viên giá CPM là 100.000 đồng. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo họ sẽ bị tính phí 100.000 đồng.
III. Ưu nhược điểm của CPM
CPM là đơn vị được sử dụng nhiều để thực hiện thanh toán đối với quảng cáo trực tuyến hiện nay. CPM cũng như các loại đơn vị khác, đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sau đây là các ưu nhược điểm cơ bản của CPM:
1. Ưu điểm
Khi sử dụng CPM để tính toán chi tiêu và trả tiền quảng cáo, người chạy Ads sẽ có nhiều điểm thuận lợi cho công việc. Sau đây là một số ưu điểm của CPM.
1.1. Cách tính CPM đơn giản dễ hiểu
Cách tính CPM đơn giản dễ hiểu hơn nhiều loại đơn vị khác. Khác với cách tính CPA, sử dụng công thức phức tạp, cách tính chỉ số CPM chỉ cần thực hiện phép nhân chia cơ bản. Điều này giúp người dùng có thể tính thủ công, không cần sự hỗ trợ của máy tính. Ngoài ra, người dùng còn có thể đọc hiểu số liệu của CPM nhanh chóng.
1.2. Lựa chọn vị trí hiển thị
Đặc biệt, CPM là loại quảng cáo có thể tùy chọn vị trí để hiển thị. Điều này giúp người dùng có thể lựa chọn vị trí trên trang chủ hay blog, website phù hợp với nội dung để đạt hiệu quả thu hút cao nhất.
1.3. Dễ sử dụng
CPM dễ sử dụng hơn các chỉ số khác. Quản trị viên chỉ cần đặt quảng cáo và lên nội dung cho chúng hiển thị. Loại quảng cáo CPM chỉ tính phí trên số lượt hiển thị, không tính phí dựa trên tương tác như CPC, CPA,...
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, CPM còn có vài nhược điểm cho người dùng như:
2.1. Hiệu quả quảng cáo thấp
Tính hiệu quả của quảng cáo không cao. Vì đây là quảng cáo dạng hiển thị nên dù người dùng thấy và bỏ qua thì doanh nghiệp vẫn phải trả tiền. Do đó, nhiều trường hợp sử dụng quảng cáo này không mang lại lợi nhuận.
2.2. Thị trường có tính cạnh tranh cao
Tính cạnh tranh của quảng cáo CPM rất cao. Nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng quảng cáo này để duy trình hình ảnh thương hiệu trong mắt người xem. Họ sẵn sàng chi số tiền lớn để hiển thị quảng cáo tại các vị trí thu hút chú ý nhất. Do đó, các nhà thầu nhỏ hơn sẽ khó có cơ hội cạnh tranh vị trí quảng cáo.
IV. CPM bao nhiêu là tốt nhất?
CPM, cũng như các chỉ số thể hiện chi phí quảng cáo khác đều không có một giá trị phù hợp dành cho mọi chiến dịch. Giá tiền của quảng cáo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Nhìn chung thì giá của quảng cáo CPM thấp hơn nhiều so với các loại quảng cáo khác như CPA, CPC,...
Đối với các thương hiệu lớn như Shopee, Coca, KFC... quảng cáo của họ chú trọng vào việc duy trì hình ảnh trong mắt khách hàng. Do đó, họ có thể trả một số tiền lớn để có vị trí quảng cáo tốt trên các nền tảng mạng xã hội.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ, các quảng cáo CPM sẽ cân bằng giữa giá tiền và hiệu quả thu hút. Do đó, giá CPM sẽ thay đổi liên tục tùy vào yếu tố khác nhau của doanh nghiệp và nền tảng hiển thị quảng cáo đó.
V. Yếu tố ảnh hưởng đến cách tính CPM
Chỉ số CPM sẽ thay đổi theo từng trường hợp khác nhau. Thuật toán của nền tảng chạy quảng cáo sẽ phân tích các yếu tố sau để đưa ra cách tính CPM tương ứng.
1. Thời điểm quảng cáo tác động mạnh đến cách tính CPM
Thời điểm quảng cáo ảnh hưởng lớn đến cách tính CPM. Thông thường, vào các dịp nghỉ lễ, mọi người có xu hướng đi chơi, đi du lịch với bạn bè nên lượt truy cập mạng xã hội giảm đáng kể. Điều này dẫn đến việc số lượng tài khoản để hiển thị quảng cáo trở nên khan hiếm hơn. Do đó, tiền CPM sẽ tăng vọt trong những thời điểm như vậy.
Bên cạnh đó, trong những ngày lễ thu hút truy cập như Black Friday, 6/6,... các nhãn hàng sẽ đẩy mạnh quảng cáo. Việc có nhiều yêu cầu quảng cáo khiến thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Điều này dẫn đến giá CPM tăng cao.
Trong một số mạng xã hội hoạt động theo phương thức đấu thầu như Facebook, sự cạnh tranh còn mạnh mẽ hơn nhiều so với phương thức nhận đơn quảng cáo thông thường. Nhiều trường hợp, tình trạng CPM tăng cao hoặc giảm mạng trong từng thời điểm khác nhau trong cùng một ngày.
Do đó, nếu doanh nghiệp chỉ cần duy trì hình ảnh thương hiệu thì có thể giảm chi phí quảng cáo trong những ngày cao điểm. Còn đối với những doanh nghiệp cần nhanh chóng quảng bá hình ảnh của mình thì có thể tăng cường ngân sách quảng cáo để cạnh tranh.
2. Tần suất quảng cáo
Tần suất xuất hiện quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến cách tính CPM của thuật toán. Với những quảng cáo xuất hiện nhiều lần, CPM cũng sẽ tăng lên. Với từng mục đích quảng cáo, người chạy Ads cần ước tính tần suất cho phù hợp.
Nếu doanh nghiệp muốn nhanh chóng xây dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng thì nên tăng tần suất lên 3 - 5 lần hoặc hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý mật độ quảng cáo không nên xuất hiện liên tục trong một ngày để không bị xem là spam, lạm dụng.
Với mục đích bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tần suất xuất hiện cho mỗi loại mặt hàng chỉ nên dưới 3 lần. Sau đó doanh nghiệp nên đổi sản phẩm quảng cáo. Ngoài ra, nếu không muốn đổi mặt hàng, doanh nghiệp có thể lựa chọn thay đổi đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên, việc này có thể giảm hiệu quả của quảng cáo nếu không tìm được nhóm người dùng mới phù hợp với sản phẩm.
3. Phản hồi của người xem
Phản hồi của người xem là yếu tố quan trọng giúp thuật toán của các nền tảng mạng xã hội xem xét và thông báo CPM cho doanh nghiệp. Trong một số quảng cáo của Facebook và Google, người xem có thể phản hồi hoặc tắt quảng cáo và trả lời vài câu hỏi. Những thông tin này sẽ ảnh hưởng đến cách tính CPM của thuật toán.
3.1. Phản hồi tích cực
Đối với phản hồi tích cực, thuật toán sẽ cho rằng quảng cáo của doanh nghiệp là phù hợp với người tiêu dùng. Một trong những dấu hiệu thể hiện phản hồi tích cực là tỷ lệ nhấp.
Quảng cáo không làm giảm trải nghiệm người dùng sẽ giúp CPM ổn định. Đặc biệt, nếu quảng cáo chất lượng và có thể thu hút nhiều người dùng, tiền CPM có thể giảm xuống. Vì các mạng xã hội đều mong muốn doanh nghiệp thực hiện quảng cáo một cách thông minh giúp ba bên (doanh nghiệp - mạng xã hội - người xem) đều có lợi.
3.2. Phản hồi tiêu cực
Thông thường, các nền tảng mạng xã hội luôn ưu tiên đảm bảo trải nghiệm người dùng hơn là lợi nhuận quảng cáo từ mỗi doanh nghiệp. Các phản hồi tiêu cực như ẩn quảng cáo, báo cáo, spam,... sẽ giúp thuật toán nhận biết được đâu là những quảng cáo đang đem lại trải nghiệm không tốt cho người xem. Từ đó, các thuật toán này sẽ tăng tiền CPM như một hình phạt và lời cảnh báo cho doanh nghiệp. Phản hồi tiêu cực càng nhiều thì chỉ số CPM càng tăng mạnh.
4. Nội dung quảng cáo ảnh hưởng đến cách tính CPM
Nội dung là yếu tố quan trọng nhất quyết định quảng cáo có thu hút người dùng hay không. Ngoài ra, nội dung còn thể hiện độ thân thiện với người xem. Nếu quảng cáo có nội dung hữu ích hoặc ít nhất là không gây giảm trải nghiệm người dùng, chỉ số CPM sẽ giữ ở mức ổn định.
Nếu nội dung bị đánh giá là giật gân, không thành thật, lạm dụng, vi phạm chính sách của mạng xã hội thì giá tiền CPM sẽ tăng vọt. Điều này là vì nếu hiển thị quảng cáo kém chất lượng thì có thể dẫn đến giảm số lượng người dùng của nền tảng đó. Do đó, họ sẽ nâng CPM như khoản chi phí đền bù.
5. Vị trí đặt quảng cáo
Vị trí đặt quảng cáo là yếu tố tác động mạnh đến cách tính CPM của các thuật toán. Mỗi vị trí khác nhau sẽ có mức giá quảng cáo khác nhau. Điều này do mức độ nhận diện của vị trí quảng cáo trong mắt người dùng. Nếu đặt tại đầu trang web hoặc gần vị trí trung tâm thì CPM sẽ khá cao. Bên cạnh đó, vị trí tốt sẽ có nhiều doanh nghiệp mong muốn dẫn đến việc cạnh tranh mạnh mẽ.
Đặc biệt, đối với các nền tảng lớn như Facebook, Google, các doanh nghiệp hàng đầu luôn sẵn sàng trả mức giá cao để quảng cáo của họ được lên đầu tiên và gần trung tâm nhất. Người chạy Ads cần hiểu rõ mục đích quảng cáo của doanh nghiệp và điều kiện tài chính để chọn được vị trí phù hợp nhất.
Cách tính CPM không quá khó đối với tất cả mọi người. Người chạy Ads nên thường xuyên quan tâm đến chỉ số này để theo dõi chiến dịch quảng cáo tốt hơn. Mong những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu CPM và cách tính của chỉ số này. Nếu bạn còn thắc mắc gì về CPM hoặc cần hỗ trợ các dịch vụ quảng cáo thì hãy liên hệ VTT AGENCY để được tư vấn và nhận các gói ưu đãi hấp dẫn nhất hiện nay.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 0789.50.6668
- Email: mediahvt@gmail.com
- Website: vnagency.vn
3 Bình luận
Hồ Văn Thành 21/10/2022
Bài viết của bạn rất bổ ích
Trịnh Gia Hân 21/10/2022
Tôi sẽ luôn hộ trang
Quản trị 22/10/2022
Cảm ơn bạn đã ủng hộ